Dấu hiệu ốm nghén
Buồn nôn, nôn ói, khó chịu, mệt mỏi,… là những dấu hiệu ốm nghén khi mang thai khiến hầu hết bà bầu đều khổ sở trong những tháng đầu thai kỳ. Vậy nghén là gì? Mẹo để chồng nghén thay vợ có thật sự hiệu quả?
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là tình trạng rất phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ và thường xảy ra vào buổi sáng nên có tên tiếng Anh là “Morning Sickness”. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Thường là ở 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu ốm nghén như: buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước,…
Khoảng 0,3-3% thai kỳ bị tình trạng ốm nghén nặng (Hyperemesis Gravidarum), với tình trạng này mẹ bầu sẽ nôn ói nhiều làm giảm trên 5% cân nặng và các biến chứng khác của tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng. Lúc này mẹ cần được điều trị để giảm nôn ói, bồi hoàn nước và điện giải. Nếu nặng hơn nữa có thể cần nhập viện điều trị.
Chống nghén thay vợ
Mẹo để chồng nghén thay vợ hiệu quả
Như đã nêu trên, ốm nghén khiến nhiều mẹ bầu mệt mỏi và thậm chí đã trở thành nỗi ám ảnh của hầu hết các mẹ bầu. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, ông bà ta thường truyền miệng nhau rất nhiều mẹo để chữa nghén cho mẹ bầu. Trong đó, mẹo chồng nghén thay vợ là một trong những cách đơn giản được rất nhiều gia đình áp dụng.
Để thực hiện mẹo này, mẹ bầu sẽ nên chọn buổi tối, lúc chồng đang ngủ say để bước qua người chồng 5 lần. Một yếu tố để mẹo phát huy hiệu quả là mẹ bầu phải thực hiện thật nhẹ nhàng và không để chồng phát hiện.
Đây là phương pháp dân gian đã được rất nhiều mẹ bầu áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này không có bất kỳ cơ sở khoa học nào để chứng minh tính hiệu quả mà vẫn chỉ dừng lại ở việc truyền miệng.
Mje bầu thư giãn
Một số phương pháp giảm ốm nghén khác cho mẹ bầu
Bên cạnh việc thực hiện mẹo để chồng nghén thay vợ, chị em tham khảo thêm một vài cách dưới đây để giảm bớt tình trạng ốm nghén
1. Uống thêm nhiều nước: Mỗi ngày bà bầu cần nạp vào cơ thể từ 1-2 lít nước. Vì thế, để giảm ốm nghén trong mỗi bữa ăn, mẹ bầu nên uống nước giữa bữa ăn và nên uống nước mát sẽ giảm cảm giác buồn nôn thay vì nước ấm.
2. Chia nhỏ bữa ăn: Bình thường, chúng ta sẽ có 3 bữa chính sáng, trưa và tối. Tuy nhiên, mẹ bầu thay vì ăn 3 bữa chính nên ăn thêm các bữa phụ trong ngày. Tốt nhất mẹ bầu không nên ăn quá no nhưng cũng không nên để bụng đói. Như vậy sẽ làm giảm các cơn buồn nôn.
3. Thư giãn và nghỉ ngơi: Tâm trạng của bà bầu ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Một tâm trạng thoải mái, luôn vui vẻ sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt sự mệt mỏi và đẩy lùi cơn ốm nghén.
4. Uống trà gừng, chanh: Một lát gừng cùng 1 cốc nước ấm sẽ giúp giảm tình trạng buồn nôn và khó chịu cho mẹ bầu. Ngoài ra, lát chanh hoặc lát bưởi cũng rất hiệu quả giảm bớt tình trạng ốm nghén.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ về dấu hiệu ốm nghén, cách để chồng nghén thay vợ và một số phương pháp khác để giảm tình trạng ốm nghén cho mẹ bầu. Hy vọng qua những thông tin hữu ích này, các mẹ sẽ tìm được phương pháp giảm nghén hiệu quả cho mình và có một thai kỳ khỏe mạnh!